Việc đánh giá, xếp loại học lực học sinh đã được ban hành cụ thể trong các thông tư của Bộ giáo dục. Đối với chương trình cũ 2006, học sinh sẽ được xếp loại theo thông tư 58, điều chỉnh bổ sung bởi thông tư 26. Tuy nhiên, khi chương trình giáo dục mới được áp dụng, việc xếp loại học lực của học sinh có nhiều thay đổi. Điều này được quy định rõ tại thông tư 22/2021/TT-BGDĐT. Vậy, theo thông tư mới, điểm tb loại khá giỏi nhưng có một môn loại yếu thì sao?
Điều kiện xếp loại học lực học sinh theo thông tư cũ và mới

Tính đến năm 2024 – 2025, chương trình giáo dục 2018 đã được áp dụng đối với tất cả các khối lớp ở bậc THCS và THPT. Vì thế, nếu áp dụng cách xếp loại học lực theo chương trình cũ (Thông tư 58, thông tư 26) sẽ không còn phù hợp.
Vì thế, Bộ giáo dục đã chính thức ban hành thông tư 22. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh và phụ huynh hiện nay vẫn chưa hiểu rõ về điều kiện xếp loại học lực trong thông tư mới có gì khác so với việc xếp loại trong thông tư cũ:
Điều kiện xếp loại học lực trong chương trình cũ
Kết thúc năm học, căn cứ vào thành tích, học tập của mình, học sinh sẽ được xếp học lực theo 5 loại dưới đây:
- Loại Giỏi: Điểm trung bình chung các môn cả năm năm từ 8.0 trở lên, trong đó có 1 trong 3 môn gồm: Toán, Văn, Ngoại ngữ phải có điểm trung bình chung cả năm từ 8.0 trở lên, học sinh lớp chuyên phải có điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 6.5, tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét đều xếp loại Đạt.
- Loại Khá: Điểm trung bình chung cả năm các môn học từ 6.5 trở lên, trong đó, 1 trong 3 môn gồm: Toán, Văn, Ngoại ngữ phải có điểm trung bình chung cả năm từ 6.5 trở lên, không có môn nào dưới 5.0, môn đánh giá bằng xếp loại phải Đạt.
- Loại Trung bình: Điểm trung bình chung các môn cả năm từ 5.0 trở lên, 1 trong 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ phải có điểm trung bình chung cả năm từ 5.0 trở lên, không có môn nào dưới 3.5, môn đánh giá bằng xếp loại Đạt.
- Loại Yếu: Điểm trung bình các môn học cả năm từ 3.5 trở lên, không có môn nào điểm dưới 2.0
- Loại Kém: Áp dụng đối với các trường hợp còn lại.
>> Xem thêm: Giải đáp điểm trung bình môn dưới 3.5 có phải thi lại không?
Điều kiện xếp loại học lực trong chương trình mới

Ở bậc THCS, THPT, từ năm học 2024 – 2025, việc đánh giá xếp loại học lực học sinh được thực hiện theo thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT. Thay vì 5 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém như trước, học lực của học sinh hiện nay sẽ xếp theo 4 mức với điều kiện cụ thể như sau:
- Mức Tốt: Tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét phải xếp loại Đạt, có ít nhất 6 môn điểm trung bình chung cả năm từ 8.0 trở lên
- Mức Khá: Tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét phải xếp loại Đạt, môn đánh giá bằng điểm số phải có ít nhất 06 môn đạt điểm trung bình chung cả năm từ 6.5 trở lên.
- Mức Đạt: Có nhiều nhất 1 môn đánh giá loại Chưa Đạt, có ít nhất 6 môn điểm trung bình cả năm từ 5.0 trở lên, không có môn nào trung bình chung dưới 3.5
- Mức Chưa đạt: Áp dụng đối với các trường hợp còn lại.
Điểm tb loại khá giỏi nhưng có một môn loại yếu thì xếp loại nào?

Đây là câu hỏi được nhiều học sinh và phụ huynh đặt ra. Áp dụng theo thông tư mới, nếu điểm tb loại khá giỏi nhưng có một môn loại yếu sẽ được xếp như sau:
- Nếu điểm trung bình của học kỳ hoặc điểm trung bình của cả năm đạt mức giỏi nhưng có 1 môn ở mức trung bình thì học lực chung xếp loại Khá.
- Nếu điểm trung bình của học kỳ hoặc điểm trung bình của cả năm học đạt mức giỏi nhưng có 1 môn xếp mức Yếu thì học lực chung xếp loại Đạt
- Nếu điểm trung bình các môn/học kỳ hoặc điểm trung bình các môn/năm đạt mức Khá nhưng có một môn điểm chỉ ở mức trung bình thì xếp loại chung là Đạt
- Nếu điểm trung bình các môn/học kỳ hoặc điểm trung bình các môn/năm đạt mức khá nhưng có 1 môn ở loại kém thì học lực chung xếp Chưa đạt.
Căn cứ tính điểm và công thức tính điểm trung bình môn cuối kỳ, cuối năm

Để tính điểm trung bình môn cuối kỳ, cuối năm, Bộ giáo dục yêu cầu các nhà trường căn cứ theo thông tư số 22 ban hành năm 2021. Mỗi môn học tuỳ theo phân phối chương trình, số lượng tiết/năm sẽ có quy định cụ thể về số bài kiểm tra thường xuyên:
- Môn học từ 35 tiết trở xuống/năm có 2 điểm đánh giá thường xuyên
- Môn học từ 35 đến 70 tiết/năm phải có 3 điểm đánh giá thường xuyên
- Môn học từ 70 tiết trở lên/năm phải có 4 điểm đánh giá thường xuyên.
Như vậy, trong mỗi học kỳ, học sinh phải có đủ các bài: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ thì mới đủ điều kiện tổng kết. Học sinh nào thiếu điểm số nhưng có lý do chính đáng sẽ được kiểm tra bù. Công thức tính điểm học kỳ I, học kỳ II là: ĐTBhk = (TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck)/số ĐĐGtx+ 5.
Đối với điểm trung bình chung môn học cả năm, chúng ta áp dụng công thức: = (Điểm TB học kỳ 1 + 2 x Điểm TB học kỳ 2)/3. Dựa vào điểm trung bình chung và một số điều kiện khác, giáo viên sẽ xếp loại học sinh theo 4 mức như trên.
Hy vọng với chia sẻ của Tra cứu điểm, bạn đã biết: Điểm tb loại khá giỏi nhưng có một môn loại yếu thì xếp học lực như thế nào? Cách xếp loại hiện nay là theo thông tư 22 nên các bạn học sinh và phụ huynh cần đọc kỹ để tránh nhầm lẫn với thông tư 58.