Học viện Báo chí và Tuyên truyền được biết đến là một trong những đơn vị đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực báo chí. Chính vì vậy, mỗi năm thông tin tuyển sinh của trường luôn nhận được sự quan tâm đông đảo từ phụ huynh và học sinh. Hãy cùng tra cứu điểm cập nhật phương thức tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền mới nhất.
Phương thức tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền chi tiết
Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm nay đưa ra chỉ số tuyển sinh với tổng chỉ tiêu khoảng 2400 dành cho 32 chuyên ngành. Trong số đó, 2040 chỉ tiêu đối với Đại học thứ 1 và 350 chỉ tiêu đối với Đại học thứ 2.
Phương thức tuyển sinh sẽ chia thành 3 phương thức như trước đây gồm:
- Xét tuyển học bạ: Trường sẽ dành khoảng 15% chỉ tiêu để dành cho các đối tượng xét tuyển bằng học bạ dựa trên thành tích học tập của 6 kỳ THPT.
- Xét tuyển kết hợp: Chỉ tiêu tuyển sinh sẽ khoảng 15% và dựa trên các điều kiện có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên hoặc các chứng chỉ khác tương đương, điểm trung bình của 6 kỳ học trên 7.0, xếp loại hạnh kiểm tốt
- Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia: chỉ tiêu tuyển sinh chiếm 70%. Điểm số thi tốt nghiệp THPT chính là điều kiện để trúng tuyển.
Trường sẽ áp dụng cách tính điểm nhân hệ số 2 môn Ngữ văn đối với ngành học thuộc nhóm 1, môn Lịch sử với các ngành học thuộc nhóm 3 và môn Tiếng Anh đối với các ngành học thuộc nhóm 4.

Các ngành học thuộc các nhóm chi tiết trong chỉ tiêu tuyển sinh
Như đã đề cập ở trên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ tuyển sinh theo 4 nhóm ngành học gồm:
Nhóm 1:
Nhóm 1 sẽ bao gồm các chuyên ngành Báo chí như: Báo in; Ảnh báo chí; Báo phát thanh; Báo truyền hình; Quay phim truyền hình; Báo mạng điện tử.
Nhóm 2:
- Ngành Triết học.
- Ngành Kinh tế chính trị.
- Ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.
- Ngành Chính trị học, gồm 4 chuyên ngành: Công tác tư tưởng – văn hóa; Chính trị phát triển; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Truyền thông chính sách.
- Ngành Quản lý công.
- Ngành Quản lý nhà nước.
- Ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
- Ngành Công tác xã hội.
- Ngành Xã hội học.
- Ngành Xuất bản, gồm 2 chuyên ngành: Biên tập xuất bản, Xuất bản điện tử.
- Ngành Truyền thông đại chúng.
- Ngành Truyền thông đa phương tiện.
Nhóm 3:
Ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhóm 4:
- Ngành Quan hệ quốc tế (Thông tin đối ngoại; Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế; Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu)
- Ngành Truyền thông quốc tế.
- Ngành Quan hệ công chúng, gồm 2 chuyên ngành: Quan hệ công chúng chuyên nghiệp; Truyền thông marketing.
- Ngành Quảng cáo.
- Ngành Ngôn ngữ Anh.
Với mỗi nhóm ngành sẽ có các điều kiện xét tuyển khác nhau về số điểm cũng như tổ hợp môn xét tuyển. Các thí sinh có thể tham khảo chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền để có thông tin chi tiết.
Cách thức xét tuyển các nhóm ngành tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tuỳ thuộc vào từng nhóm ngành trường sẽ đưa ra phương thức xét tuyển với từng điều kiện riêng. Với 3 phương thức xét tuyển, tracuudiem.vip sẽ cập nhật chi tiết các điều kiện trúng tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phương thức xét tuyển bằng học bạ
Với phương thức xét tuyển qua học bạ, từng nhóm ngành sẽ cần đảm bảo điều kiện gồm:
- Nhóm ngành Báo chí: Điểm xét = ( Điểm Tb 5 học kỳ THPT + 2× Điểm TB 5 học kỳ môn Ngữ văn)/3 + điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).
- Nhóm ngành 2: Điểm xét = Điểm TB 5 học kỳ THPT + điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).
- Nhóm ngành Lịch sử (Nhóm 3): Điểm xét = ( Điểm TB 5 học kỳ THPT 2× Điểm TB 5 học kì môn Lịch sử)/3 + điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).
- Nhóm ngành 4: Điểm xét = (Điểm TB 5 học kỳ THPT + 2× Điểm TB 5 học kỳ môn Tiếng Anh)/3 + điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).
Trong trường học điểm trung bình cộng của 5 học kỳ lớn hơn 7.5, điểm ưu tiên sẽ được tính bằng công thức:
- Điểm ưu tiên = [(10 – điểm TBC)/2.5] x tổng điểm ưu tiên

Phương thức xét tuyển kết hợp
Với phương thức xét tuyển này. các thí sinh sẽ cần đáp ứng được điều kiện như: Đạt chứng chỉ IELTS trên hoặc bằng 6.5 hoặc chứng chỉ khác tương đương, điểm TBC 5 học kỳ THPT từ 7.0 trở lên và có hạnh kiểm tốt.
Ngoài ra, với chuyên ngành báo chí, thí sinh phải có điểm TB 5 kì môn Ngữ văn trên 7.0. Nhóm ngành 4 phải có điểm TB 5 kì môn Tiếng Anh trên 7.0.
>> Xem thêm: Cách tra cứu điểm chuẩn trường đại học khoa học tự nhiên nhanh, chính xác nhất
Phương thức xét tuyển thông qua kết quả thi tốt nghiệp THPT
Với mỗi nhóm ngành học sẽ có sự điều chỉnh về từng môn được sử dụng điểm để xét tuyển. Cụ thể:
Nhóm 1: Bao gồm 3 tổ hợp môn được sử dụng để xét tuyển, gồm:
- Tiếng Anh + Ngữ Văn(hệ số 2) + Toán
- Tiếng Anh + Ngữ Văn (hệ số 2) + Khoa học tự nhiên
- Tiếng Anh + Ngữ văn (hệ số 2) + Khoa học xã hội
Nhóm 2:
- Ngữ văn + Toán + Khoa học tự nhiên
- Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh
- Ngữ văn + Toán + Khoa học xã hội
- Ngữ văn + Toán + Vật lý
Nhóm 3:
- Ngữ văn + Lịch sử (hệ số 2) + Toán
- Ngữ văn + Lịch sử (hệ số 2) + Tiếng Anh
- Ngữ văn + Lịch sử (hệ số 2) + GDCD
- Ngữ văn + Lịch sử (hệ số 2) + Địa lý
Nhóm 4:
- Ngữ văn + Tiếng Anh (hệ số 2) + Toán
- Ngữ văn + Tiếng Anh (hệ số 2) + Khoa học tự nhiên
- Ngữ văn + Tiếng Anh (hệ số 2) + Khoa học xã hội
- Toán + Tiếng Anh (hệ số 2) + Vật lý
Đối với thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh sẽ được quy đổi điểm theo quy định.

Trên đây là những thông tin về phương thức tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Những thông tin tham khảo này sẽ giúp bạn có được kiến thức hữu ích khi muốn tham gia xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm tiếp theo.