Hoạt động chủ đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cả trẻ em và người lớn. Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi khác nhau sẽ có các hoạt động chủ đạo khác nhau. Vậy nên hiểu hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là gì? Vai trò của các hoạt động chủ đạo trong giai đoạn này tác động như thế nào đến sự phát triển của các em? Ngay bây giờ, bạn hãy khám phá những nội dung chia sẻ trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
Hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là gì?
Hoạt động chủ đạo là một dạng hoạt động chính quyết định đến sự phát triển, sự biến đổi của tâm sinh lý và não bộ của lứa tuổi đó. Việc được phát triển đúng với hoạt động chủ đạo sẽ giúp học sinh xây dựng một nền móng vững chắc về kiến thức và các kỹ năng cần thiết.

Ngược lại, nếu thiếu đi sự quan tâm và tập trung vào các hoạt động chủ đạo của thiếu niên thì các em sẽ không có cơ hội được phát huy tiềm năng của bản thân. Đồng thời, việc làm này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kỹ năng sống, trí thông minh hay thế giới quan của các em sẽ bị lệch lạc,…
Đặc biệt, cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng diễn ra rất nhiều hoạt động chủ đạo khác nhau như ăn, uống, đi học, giao tiếp, đi làm,….Tuy nhiên, hoạt động chủ đạo của các học sinh THCS là hoạt động học tập và hoạt động giao lưu.
Các hoạt động chủ đạo đối với học sinh THCS
Từ 11 đến 15 tuổi là lứa tuổi trở thành học sinh THCS (lớp 6 – 9). Ở giai đoạn này, trẻ thiếu niên thường có xu hướng tập trung nhiều vào giao tiếp, giao lưu kết bạn và mong muốn thể hiện cái tôi. Vì thế, các bậc phụ huynh cần thấu hiểu và hỗ trợ trẻ kết bạn, giao tiếp một cách lành mạnh, không nên ràng buộc hay tạo áp lực cho trẻ. Đặc biệt, tập trung thực hiện các hoạt động chủ đạo đúng với đối tượng học sinh THCS nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cá nhân.

Hoạt động chủ đạo về học tập của học sinh THCS
Học tập là một trong những hoạt động chủ đạo đối với các bạn học sinh THCS. Bởi vì, đây chính là thời điểm quan trọng để học sinh tiếp cận với những kiến thức cơ bản và xây dựng nền tảng học tập vững chắc. Trong giai đoạn này, học sinh sẽ được học các môn học chính như Toán, Văn, Anh, Khoa Học, Xã Hội,…và được đánh giá bằng các kỳ thi, các bài kiểm tra. Vậy nên, đối với học sinh THCS, hoạt động học tập có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và sự phát triển tương lai.
Cách thức tổ chức hoạt động chủ đạo về học tập
Ở lứa tuổi học sinh THCS, hoạt động chủ đạo về học tập được tổ chức với nhiều sự thay đổi hơn so với bậc tiểu học. Bậc THCS, học sinh sẽ được phân chia cụ thể thành từng môn học khác nhau theo hệ thống và phức tạp hơn. Với mỗi môn học, học sinh cần phải tìm hiểu và nắm được khái niệm, quy luật và sắp xếp theo hệ thống logic. Nhờ vậy, học sinh sẽ rèn luyện được tính tự giác và độc lập cao.
Trong quá trình học tập, các em sẽ được học với giao viên. Mỗi giáo viên sẽ có cách dạy và yêu cầu khác nhau tạo điều kiện cho các em phát triển dần phương thức nhận thức từ người khác.
Phương pháp học tập hiệu quả
Để đạt được kết quả tốt trong hoạt động học tập, các em học sinh THCS cần áp dụng các phương thức học tập hiệu quả như:

- Cần tự giác và nỗ lực để học tập một cách chăm chỉ, khoa học.
- Sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ học tập như sách khoa học, bài tập, đề thi mẫu,…để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.
- Tham gia vào các câu lạc bộ học tập, nhóm học tập hoặc các hoạt động ngoại khóa nhằm giao lưu, học hỏi thêm từ những người xung quanh.
- ….
Bảng xếp hạng học tập
Một trong những hoạt động chủ đạo về học tập của học sinh THCS chính là tham gia các kỳ thi, làm bài kiểm tra, bài tập về nhà để đánh giá kết quả học tập. Kết quả sẽ được ghi nhận và sử dụng để tính điểm, xếp hạng học tập.
Bảng xếp hạng học tập là phương tiện quan trọng để đánh giá kết quả học tập của các em học sinh. Ngoài ra, đây cũng là động lực để học sinh cố gắng hơn trong việc quá trình tiếp thu tri thức.
Hoạt động chủ đạo về giao lưu của học sinh THCS
Hoạt động chủ đạo về giao tiếp chiếm vị trí vô cùng đặc biệt trong đời sống của các thiếu niên. Bởi vì, ở giai đoạn này, thiếu niên xuất hiện một cảm giác về sự trưởng thành của bản thân. Đây cũng là nét đặc trưng trong nhân cách với mong muốn thể hiện lập trường sống của cá nhân với thể giới xung quanh.
Đối với người lớn
Ở độ tuổi thiếu niên, các em đều muốn nhận được sự tin tưởng từ người lớn và có những mối quan hệ bình đẳng trong cuộc sống, ít phụ thuộc vào cha mẹ và dần tự lập:

- Quan tâm nhiều đến hình thức, tác phong, cử chỉ, tâm lý và khả năng của bản thân.
- Trong học tập, thiếu niên muốn thể hiện sự độc lập lĩnh hội tri thức, giữ vững lập trường và quan điểm riêng.
- Muốn người lớn đối xử bình đẳng với mình như với người lớn, không can thiệp tỉ mỉ vào một số mặt trong cuộc sống riêng của các em.
- Luôn muốn bảo vệ ý kiến của mình cả trong lời nói cũng như hành động. Các em có xu hướng chống đối với các yêu cầu mà trước đó vẫn tự nguyện thực hiện.
Đối với bạn bè cùng lứa tuổi
So với học sinh tiểu học, học sinh THCS có quan hệ bạn bè đa dạng hơn. Mối quan hệ này thậm chí vượt ra ngoài phạm vi học tập, phạm vi nhà trường và mở rộng ra cả mối quan hệ mới trong đời sống. Các em có nhu cầu trong hoạt động giao tiếp bởi vì:
- Mong muốn được trao đổi, giao tiếp và tham gia các hoạt động tập thể với các bạn cùng lứa tuổi. Mặt khác các em muốn nhận được sự tôn trọng từ bạn bè.
- Mối quan hệ bạn bè là cá nhân, riêng tư, là bình đẳng, chân thành và không vụ lợi. Các em có quyền độc lập và bảo vệ quyền đó của bản thân mà không bị ai can thiệp.
- Hoạt động giao tiếp với bạn bè là nhu cầu chính đáng của học sinh THCS, muốn có tình bạn riêng và thân thiết hơn.

Chiến lược dành cho gia đình
Mỗi giai đoạn lứa tuổi sẽ có hoạt động chủ đạo không giống nhau. Chính vì thế, đối với các em học sinh THCS, gia đình cần căn cứ vào đó để lên kế hoạch, xây dựng và thiết kế các hoạt động chủ đạo tại nhà phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý dành cho phụ huynh trong quá trình tổ chức hoạt động chủ đạo cho học sinh THCS.
- Các bậc phụ huynh cần kiên nhẫn, tránh nóng vội và tuyệt đối đừng vội quát mắng khi con chưa làm theo đúng như kỳ vọng của mình.
- Thường xuyên chơi, trò chuyện dưới sự dẫn dắt của con. Như vậy, phụ huynh có thể mở rộng chủ đề chơi, làm bạn cùng con và kết thúc trò chơi một cách rõ ràng.
- Đưa ra phần thưởng, lời khen để khích lệ, động viên khi con hoàn thành hoạt động nào đó. Giải pháp này sẽ tạo động lực tích cực giúp các con hoạt động tốt hơn cả trong học tập và cuộc sống thường ngày.
- Tạo cơ hội cho con trải nghiệm những công việc hàng ngày để hình thành nhân cách và kỹ năng của bản thân như nấu cơm, tự đạp xe đi học, chủ động giao tiếp với bạn bè,….

Như vậy, bài viết trên đây vừa giúp bạn làm sáng tỏ vai trò và các hoạt động chủ đạo của học sinh THCS. Hy vọng, sau khi tham khảo những thông tin này, gia đình sẽ hiểu và tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển toàn diện.